CÁCH ĂN YẾN MẠCH - OATS

Đối tượng khuyên dùng yến mạch, nên ăn bao nhiêu yến mạch mỗi ngày là tốt? có nên ăn nhiều yến mạch không? Lưu ý khi ăn yến mạch!

👉 MUA YẾN MẠCH TẠI ĐÂY

Nên ăn yến mạch vào lúc nào trong ngày?

Tại sao bạn nên dùng yến mạch vào buổi sáng?

Đây được xem như là “bí mật” của những người xem buổi ăn sáng như là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Có thể nói rằng yến mạch là một trong những thực phẩm tốt nhất để bắt đầu cho một ngày mới. Mặc dù chúng ta có thể thưởng thức vào bất cứ lúc nào nhưng theo các nhà Dinh Dưỡng khuyên nên thêm vào trong bữa ăn sáng vì những lợi ích tuyệt vời của nó!

Cách sử dụng yến mạch có hiệu quả

Tùy thuộc vào từng loại yến mạch cũng như mục đích sử dụng khác nhau để có phương pháp dùng hợp lý. Bạn có thể nấu cháo đối với yến mạch nguyên hạt và xay vỡ để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể hoặc hòa với nước ấm hay sữa tươi, mật ong làm mặt nạ bột yến mạch dưỡng da hiệu quả đối với yến mạch xay mịn.

Tác dụng phụ của yến mạch

Tuy yến mạch tốt cho sức khỏe, nhưng không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Ăn quá nhiều yến mạch có thể dẫn đến những hậu quả không tốt như:

+ Đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng râm ran:

Yến mạch có chứa một lượng lớn chất xơ, chất xơ này khi vào trong ruột sẽ lên men và tạo ra khí. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều yến mạch, lượng khí trong ruột sẽ tăng lên và gây chứng đầy hơi. Đặc biệt, đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, ăn quá nhiều yến mạch có thể gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, khiến bạn bị tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng râm ran. Điều này lại càng tệ hơn khi bạn thường xuyên ăn yến mạch sống.

+ Cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng:

Chất xơ hòa tan trong yến mạch khi gặp nước sẽ tạo thành chất keo dính. Chất keo này sẽ bám trên thành ruột và làm chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng vào ruột. Về mặt tốt, chất xơ hòa tan này sẽ làm giảm đáng kể lượng cholesterol và lượng đường hấp thụ vào máu.

Tuy nhiên, nó cũng làm chậm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng tốt như sắt, canxi, mangan… Lượng chất xơ này càng nhiều, thời gian các chất dinh dưỡng lưu lại trong ruột càng lâu. Sau một thời gian, các chất dinh dưỡng chưa kịp hấp thụ vào máu sẽ gắn với chất xơ hòa tan và bị đào thải ra ngoài.

Nếu tình trạng này kéo dài, cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng và dễ dẫn đến những bệnh lý như suy dinh dưỡng, loãng xương, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…

Vậy ăn bao nhiêu yến mạch là đủ ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng yến mạch tối đa bạn có thể nạp vào trong một ngày là khoảng 230 g yến mạch sống, tương đương với 400 g yến mạch nấu chín. Nhu cầu này có thể thay đổi đôi chút tùy theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe:

+ Từ 19 -30 tuổi: 170 g yến mạch sống (đối với nữ) và 226 g đối với nam.

+ Từ 30-50 tuổi: 170 g yến mạch sống (đối với nữ) và 198 g đối với nam.

+ Từ 50 tuổi trở lên: 140 g yến mạch sống (đối với nữ) và 170 g đối với nam.

Ngoài ra, bạn không nên chỉ ăn yến mạch mà cần phải kết hợp xen kẽ với nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo được sự đầy đủ về mặt dinh dưỡng. Bạn có thể ăn từ 1-2 buổi yến mạch một ngày, các buổi còn lại bạn thay bằng những loại ngũ cốc khác như gạo lức, diêm mạch, đậu xanh…

Last updated